CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 
phan 37

 Hà hốt hoảng:

- Sao chú không giúp cho người ta?

Cô xuống xe trước chùa và đầu óc nghĩ tới Tuấn đang gặp nguy!

Chạy thẳng vào chùa, chẳng nhìn thấy ai, Hà đi luôn ra phía sau chùa. Ở gốc cây cổ thụ, rõ ràng là Tuấn đang quỳ gối một mình!

Hà bước tới, vừa định lên tiếng gọi thì chợt nhìn thấy trước mặt Tuấn, thòng từ cành cây xuống là thi thể của một người nữ. Nhìn kỹ hơn, Hà phát hiện người đang treo lơ lửng kia có cái đầu hầu như không có sợi tóc nào!

Tuấn thì như đang ngây dại, đôi mắt nhìn về phía thi thể kia mà như đang nhìn vào một nơi xa xăm nào đó… Thậm chí anh chẳng hề nghe tiếng bước chân rất gần của Hà. Cho đến khi Hà lên tiếng gọi:

- Anh Tuấn!

Vẫn như pho tượng gỗ, qua hai lần Hà gọi mà Tuấn chẳng có phản ứng gì. Bỗng nhiên anh ngã chúi về phía trước khi Hà gọi lần thứ ba! Tuấn vừa ngã xong thì thi thể kia cũng từ trên cây rơi xuống đất.

Hà chưa kịp có phản ứng gì thì trước mắt cô tối sầm lại, người cô lảo đảo…

° ° °

Một người Pháp già nói tiếng Việt rất trôi chảy, reo lên khi thấy Hà và Tuấn tỉnh lại:

- May quá!

Tuấn ngơ ngác nhìn ông ta, trong khi Hà thì bật ngồi dậy liền:

- Ông là…

Giọng nói quen thuộc của Tám Ni:

- Đây là ông Henri mà lần trước tôi đã kể. Ông ấy được vong hồn cô Mỹ Dung về báo nên kịp tới đây cứu hai cô cậu đó!

Hà nhìn ông ta đang ôm khư khư một cái túi thì nghi ngờ:

- Ông này là thủ phạm gây ra cái chết cho cô Mỹ Dung, thì làm sao hồn ma cô ấy lại để cho ông ấy cứu người được?

Tám Ni chỉ tay vào chiếc túi ông Henri đang ôm bên mình nói:

- Ông ấy đã tới kịp và ôm cái xác của cô Mỹ Dung vào trong túi kia, để cô ấy không còn quấy phá ai nữa!

Chính ông Henri lên tiếng:

- Mỹ Dung là hồn ma, nhưng không phải lúc nào cô ấy cũng ác hay hại người. Bằng chứng là mới rồi, chính cái hồn thiện trong cô ấy đã không để cho anh này bị chết!

Hà gay gắt:

- Nhưng chính cô ta đã giả đóng vai tôi để gạt chồng tôi làm đám cưới với cô ấy và đưa chồng tôi về đây. Nếu tôi tới không kịp thì có phải chồng tôi đã bị cô ấy hại rồi không!

Giọng ông Henri vẫn nhẹ nhàng:

- Đúng là cô ấy có làm việc đó. Nhưng đó là cái hồn ác trong Mỹ Dung đã làm. Còn khi đã dẫn cậu này về đây rồi thì chính cái hồn thiện trong cô đã thắng được mặt ác nhờ vậy mà chồng cô mới thoát được chết, chứ nếu không thì anh ấy sẽ là người phải treo cổ trên cành cây, thay cho cô Mỹ Dung.

Hà nghe lạ, nhưng không thể tin được ngay, cô còn đang tính hỏi lại thì chợt nghe một giọng nói cũng khá quen thuộc vang lên sau lưng:

- Điều đó là đúng hoàn toàn!

Quay lại nhìn, cả hai Hà và Tuấn đều kêu lên:

- Bác sĩ!

Bác sĩ Thuần khoa tâm thần, người đã điều trị cho Tuấn vừa xuất hiện.

Ông hướng về Hà giải thích:

- Cô khó mà tin được lời ông Henri nói, nhưng đó là sự thật. Tôi nghiên cứu sách vở về tâm linh đã có biết những chuyện như ông Henri vừa nói. Trong hồn phách người chết có hai trạng thái, lúc hiện về hay nhập vào ai đó. Có lúc thiện, lúc ác!

Bây giờ Tuấn mới lên tiếng:

- Tôi đã trải qua với cô ấy vào những giai đoạn như vậy! Lúc cô ấy hiện ra trong vai của Ngọc Hà vợ tôi, thì cô ấy rất dịu dàng để tôi tin đó là sự thật. Nhưng đến khi cần khống chế tôi dẫn đi thì cô ấy đanh đá, dữ dằn đến đỗi tôi không dám cãi lời! Như lúc về đây, cô ấy bắt tôi quỳ dưới gốc cổ thụ này và bảo rằng cô ấy phải trả thù, phải tìm ra người phải chết để thế mạng cho cô ấy đi đầu thai! Đến khi vợ tôi xuất hiện thì bỗng dưng hồn ma lại biến đổi thái độ rất nhanh, chuyển sang là một oan hồn yếu đuối, ngã ra đất bất động như một người ở cõi trần!

Ông Henri vuất nhẹ chiếc túi vải bên mình:

- Nhờ thế mà tôi mới có thể thu hồi hài cốt cô ấy về mai táng lại. Hy vọng từ nay hồn phách cô ấy không còn về quấy phá ai nữa cả.

Ông nói xong đứng lên bắt tay bác sĩ Thuần:

- Cám ơn ông bạn già đã không quản ngại đường xa mà tới đây giúp tôi giải tỏa được gánh nặng này.

Ông ta bước đi xiêu vẹo, ôm cứng chiếc túi như sợ có người giành lấy…

Bác sĩ Thuần chép miệng:

- Tội nghiệp họ! Người ta lên án ông ấy là không công bằng. Thật ra ông ấy yêu cô Mỹ Dung tha thiết, yêu chân thành. Và ngược lại cô ấy cũng yêu ông một cách trong sáng, bằng thứ tình yêu mà mãi đến chết vẫn không nguôi!

Hà chen vào:

- Nhưng chính ông ấy đã khiến cho cô ấy tự tử!

Bác sĩ Thuần lắc đầu:

- Tôi quen ông ta từ lâu, biết rõ mối tình của ông ấy với cô Mỹ Dung. Tôi biết chắc cô Mỹ Dung chết do quá phẫn uất chuyện bị đánh ghen, bị bôi nhọ danh dự nên bồng bột nhất thời mà tìm đến cái chết, chứ thật ra cô ấy vẫn yêu Henri tha thiết, yêu đến bứt không rời, xé không tan! Bằng chứng như chúng ta thấy đó, xác một hồn ma thì làm gì còn, vậy mà vì tình yêu, hồn phách kia đã tích tụ lại còn cho ông lấy được hài cốt kia. Ông ta hy vọng đúng, từ nay hồn phách cô Mỹ Dung sẽ không còn xuất hiện nữa!

Ông quay sang Tuấn và Hà:

- Cô cậu cũng mừng đi, từ nay đã thoát được sự quấy nhiễu rồi. Cô cậu có thể yên ổn mà sống bên nhau.

Tuấn thắc mắc:

- Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao giữa chúng tôi và cô ấy chẳng hề có liên quan gì với nhau, thế tại sao hồn cô ấy lại đeo theo quấy phá?

Bác sĩ Thuần nhìn Hà và nói:

- Chính bởi cái đầu tóc giả kia. Tóc này nếu tôi không lầm là của cô Mỹ Dung? Hồn người chết luôn bám theo bất cứ vật gì mà khi chết mình còn để lại dương gian! Đặc biệt là tóc. Bởi tóc có liên quan tới máu của con người. Nó là một phần cơ thể của cô Mỹ Dung khi sống. Nó được cắt ra trước khi cô ấy chết, tức phần sự sống trong tóc đó vẫn còn sống. Đúng hơn là còn cái hồn sống của người đó! Cho nên khi có người khác đeo vào cơ thể họ thì sự giao thoa giữa người sống và người chết lập tức được theo nhau. Có thể gọi đây là hồn của tóc đã giúp cho Mỹ Dung bám theo cô Hà này, và từ cô Hà đã dính đến cậu Tuấn!

Những lời ông nói làm cho cả Hà và Tuấn rùng mình! Họ nhìn nhau rồi cùng siết chặt tay nhau, như sợ bị chia cắt lần nữa!

Tám Ni cũng lạnh người khi nói:

- Vậy còn ai dám dùng tóc giả nữa!

Bác sĩ Thuần lắc đầu bảo:

- Không đúng đâu. Trường hợp xảy ra hiện tượng như tôi vừa kể là khi nào người để lại tóc mà bị chết oan, bị bức tử! Chứ người chết bình thường thì có sao đâu.

Trước khi đi khỏi chỗ đó, vị bác sĩ tâm thần vỗ vai Tuấn nói thêm:

- Là một bác sĩ tây y mà nói chuyện tâm linh, hoang đường, không khéo người ta cười cho! Nhưng tôi còn là một nhà tâm linh học. Tôi nghiên cứu và biết nhiều về linh hồn, về thế giới tâm linh…

Ông ta đi lâu rồi mà Tuấn và Hà vẫn còn đứng yên. Lát sau chợt nhớ ra, Tuấn nhẹ giọng bảo vợ:

- Mình về nhà ngay kẻo má ở nhà lo.

Hà nói rất khẽ:

- Lấy vợ ma rồi bây giờ bắt người ta thế vai phải không!

Tuấn ôm chặt Hà vào lòng:

- Con vợ này tướng tinh còn dữ hơn ma nữa, cho nên hồn ma phải nhường tình yêu lại cho! Bây giờ mời… nương nương!

Họ tay trong tay bước đi mà lòng tràn ngập hạnh phúc. Có lẽ nhờ những gì đã xảy ra mà họ cảm thấy thương yêu nhau hơn…

Bà Sương thấy hai con về thì mừng lắm. Có cả bà Lệ và Ngọc Liên ở đó nữa. Họ cùng nói:

- Hai người đi hưởng tuần trăng mật về có khác!

Sau đó, hai bà mẹ dè dặt nói đủ cho Hà và Tuấn nghe:

- Để tránh những rắc rối nữa xảy ra, có lẽ mình phải rước thầy về trừ khử cái vong lâu nay theo quấy phá!

Hà nghiêm giọng nói:

- Không cần đâu má!

Tuấn nói thêm:

- Chẳng những không cần rước thầy bà gì hết, mà trái lại tụi con sẽ lập một cái trang để thờ vong hồn cô ấy. Một con người đáng thương, đáng quý…

Hà cũng đồng tình:

- Con sẽ là người ngày ngày cúng vái cho cô ấy…

Không ai phản đối. Và kể từ hôm ấy, trong phòng riêng của vợ chồng Tuấn có thêm một trang thờ. Họ không có ảnh của Mỹ Dung, nên thay cho ảnh chân dung, Hà đặt lên trang thờ chính lọn tóc mà cô từng mượn một thời gian…

Một năm sau thì Hà sinh đứa con đầu lòng. Vào trước ngày sinh, Hà mơ thấy một cô gái với chiếc đầu trọc, gọi cô và nói:

- Đặt cho đứa con đầu lòng là Mỹ Hạnh, đó là tên đáng lẽ tôi đã có mà chưa kịp.

Thức dậy, Hà nói cho Tuấn nghe, anh gật đầu đồng ý ngay:

- Dẫu sao mình cũng còn nợ cô ấy. Vậy thì nên theo ý cô ấy mà lấy tên Mỹ Hạnh cho đứa bé, nếu nó là con gái.
 - Em nghi nó là con gái. Cái bụng nhỏ xíu…

Quả nhiên Hà sinh một bé gái thật xinh. Con bé mang tên Mỹ Hạnh!
 Hết.


17. Bóng ma trong nhạc viện cổ
Truyện ma no comments

Nguyệt Thư sôi nổi rủ rê:
 - Đi shop thời trang, Tịnh Đoan ơi!
 Tịnh Đoan hưởng ứng ngay:
 - Đi siêu thị nữa hả?
 Thiên Tùng kêu lên:
 - Ôi? Chỉ đi thực tập mà mấy bà rủ nhau đi sắm sửa như sắm tết vậy.
 Nguyệt Thư vênh mặt hỏi lại:
 - Đi thực tập rồi không sắm sửa ăn mặc hả?
 Duy Bảo cười hô hố:
 - Trời ơi! Không ăn mặc, có mà thiên hạ mù hết.
 Tịnh Đoan cất giọng Huế ngọt lịm:
 - Đi mô cũng phải lịch sự. Nhất là sinh viên nhạc viện của bọn mình là đại diện cho cái đẹp đó. Biết chưa hỉ?
 Duy Bảo gãi đầu trêu Tịnh Đoan:
 - Biết rồi, Tịnh Đoan hì.
 Thiên Tùng dặn dò:
 - Nè, sắm sửa gì cứ sắm nhưng đừng bê cả siêu thị về nghen!
 Đến khi các cô đi sắm sửa về thì Thiên Tùng báo tin:
 - Quý vị hay gì chưa? Bọn mình không có thực tập ở thành phố đâu.
 Nguyệt Thư hỏi nhanh:
 - Vậy thực tập ở đâu.
 - Nhạc viện Tây Nguyên…
 Nguyệt Thư ngạc nhiên:
 - Đi lên Tiếng chày trên sóc Bombo đó hả?
 Thiên Tùng hóm hỉnh:
 - Đi gặp già làng ở nhà rông và uống rượu cần.
 Tố Mẫn than thở:
 - Tự nhiên lại đi thực tập ở nhạc viện Tây Nguyên hà.
 Các cô sinh viên thở dài ngao ngán. Duy Bảo chọc ghẹo:
 - Lên Tây Nguyên quấn xà rông, vận khố, mặc áo thổ cẩm, mấy bà dẹp đầm, váy hoa, váy xoè ở nhà đi nhé. Hì… hì…
 Tịnh Đoan sáng suốt:
 - Mang theo để biểu diễn.
 Biết đi thực tập ở nhạc viện cổ Tây Nguyên, cả nhóm ỉu xìu, nhưng Nguyệt Thư an ủi:
 - Xem như chúng ta đi du lịch vậy.
 Một người đàn ông chững chạc bước vào lớp:
 - Chào các em! Tôi là Việt Thái được nhà trường phân công hướng dẫn các em thực tập ở nhạc viện cổ Tây Nguyên. Chúng ta làm quen nhé!
 Ông thầy hướng dẫn lạ hoắc là người Việt gốc Thái mới ở Thái Lan về. Thầy là một nhạc sĩ tài hoa, giảng dạy bên ấy.
 Thầy Việt Thái vừa có vẻ sang trọng lịch lãm vừa mang phong thái một nghệ sĩ phóng khoáng hào hoa.
 Chuyến xe đưa nhóm sinh viên thực tập lên Tây Nguyên cùng thầy Việt Thái bắt đầu lăn bánh.
 Thầy Việt Thái tích cực lo sinh viên từ nước uống đến thuốc chống ói, khiến ai nấy đều rất quý mến.
 Không khí trên xe rất vui tươi phấn khởi, nhóm sinh viên bắt đầu ca hát. Những bài ca trữ tình vang lên êm ái.
 Thiên Tùng cầm đàn ghita đệm cho Nguyệt Thư, Tố Mẫn hát. Thầy Việt Thái bảo:
 - Các em đem đàn theo chứ ở nhạc viện cũng có đủ.
 Thiên Tùng cười đáp:
 - Em mang theo để đệm cho cả nhóm hát.
 Duy Bảo đề nghị:
 - Thầy hát “Tiếng chày trên sóc Bombo” đi thầy.
 Thầy Việt Thái vui vẻ:
 - Các em hát trước, tôi hát theo.
 Cả nhóm ồn ào:
 - Cắc cùm cum… cắc cùm cum…
 Bỗng Nguyệt Thư ngâm nga:
 - “Gạo đem vào giã bao đau đớn
 Gạo giã xong rồi trắng tựa bông”.
 Cả nhóm cười phá lên:
 - Lạc quẻ rồi Thư ơi!
 Nguyệt Thư nghênh mặt giải thích:
 - Thơ nhạc giao duyên, lạc quẻ đâu, ông không biết gì hết.
 - Thư tưởng Khang không biết gì à?
 - Vậy Khang biết gì hả?
 Giọng Khang ồm ồm:
 - Biết làm… ma.
 Nguyệt Thư ré lên.
 - Hả!
 Để phụ họa cho lời của mình, Nam Khang làm ma ngay. Anh chàng sinh viên nghịch ngợm trợn mắt, nhe răng, hai tay banh hàm, cái lưỡi le dài huơ huơ. Cả bọn cười ngặt nghẽo trước sự biểu diễn của Nam Khang.
 Nam Khang lại đổi động tác nữa chứ. Nhe răng đã rồi anh lại cất chuỗi cười dài kinh dị. Tố Mẫn nhăn nhó:
 - Thôi đi ông, cười giống ma khóc nghe ớn quá chừng.
 Tịnh Đoan giải thích:
 - Thì hắn đang làm ma mà.
 Duy Bảo cất tiếng hỏi:
 - Ma cà bông hay ma lai vậy Khang?
 Nam Khang tỉnh giọng:
 - Ma… yêu.
 Cả nhóm lại cười rộ lên, tiếng cười như những chuỗi âm thanh trong vắt từ trong xe vang ra ngoài.
 Bệnh bắt chước lây lan, Thiên Tùng rồi Duy Bảo cũng làm ma: Hai chàng sinh viên cất tiếng hú dài, rồi rên rỉ ai oán:
 - Hừ? Hừ… lạnh quá! Đói quá!
 - Hu… hu… đói quá!
 Duy Bảo còn phe phẩy hai bàn tay rồi làm ra vẻ run lập cập.
 Nguyệt Thư nhăn mặt:
 - Làm giống ma thật quá mấy ông ơi.
 Duy Bảo hỏi tỉnh bơ:
 - Ủa! Bộ Thư thấy ma thật rồi hả?
 Nguyệt Thư lắc đầu:
 - Có thấy bao giờ đâu.
 Thiên Tùng trêu chọc:
 - Có thấy chắc Thư cũng chạy vắt giò lên cổ rồi.
 - Chạy như ma đuổi chứ!
 Nam Khang sửa lưng. Thầy Việt Thái ngồi theo dõi nhóm sinh viên vui đùa phá phách, gật đầu khen:
 - Các em có khiếu biểu diễn lắm đó.
 Nam Khang thích thú:
 - Biểu diễn ma hả thầy?
 Tịnh Đoan chú thích:
 - Rứa mà cũng hỏi! Thầy nói Khang có khiếu diễn hài đấy.
 Nam Khang phân trần:
 - Mình học ở nhạc viện chứ đâu phải sân khấu.
 - Không chừng ông sẽ chuyển ngành.
 Cả bọn chọc phá nhau tưng bừng khiến không khí trên xe rất vui nhộn. Và chặng đường xa chừng như rút ngắn lại.
 Mãi lo đùa giỡn, xe chạy đến đâu không ai biết.
 Bất giác mọi người cảm giác lành lạnh.
 Không khí lạnh càng lúc càng ùa về.
 Tố Mẫn kêu lên:
 - Ôi, lạnh ghê!
 Nguyệt Thư trách móc:
 - Tại mấy ông nói chuyện ma bây giờ lạnh ngắt thế này?
 Duy Bảo dài giọng:
 - Sợ ma rồi đổ thừa.
 - Ma ai mà không sợ.
 Thiên Tùng lý giải:
 - Giữa ma và lạnh hổng có liên quan nhau.
 - Có chứ!
 Thầy Việt Thái giảng hoà:
 - Các em đừng cãi nữa! Chúng ta lạnh là do xe đang lên cao nguyên.
 Thiên Tùng ngạc nhiên:
 - Thầy nói thực tập ở Tây Nguyên mà?
 - Cao nguyên chứ, tôi hơi lộn xộn giữa hai từ này.
 Quá bất ngờ, cả nhóm sinh viên đều nhìn thầy Việt Thái. Vậy là đi Cao Nguyên à?
 Nhạc viện giống như một tòa lâu đài hoang phế rêu phong, giống như cung điện đền đài của vua chúa ngày xưa.
 Nhạc viện nằm dài trên quả đồi cao chen giữa sắc hoa đào, hồng thắm, hoa mận trắng muốt và được bao bọc xung quanh là hàng thông bát ngát.
 - Đúng là nhạc viện cổ!
 Những mảng tường phủ rêu đỏ sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, những khung cửa sổ trầm mặc như có sức hút đối với các cô cậu sinh viên mới đến.
 Nhạc viện thật dài và rộng thênh thang có rất nhiều phòng.
 Vừa bước vào, Nguyệt Thư đã kêu lên:
 - Ôi, sao nhạc viện chẳng giống nhà hát ở thành phố chút nào!
 Thiên Tùng ra vẻ hiểu biết:
 - Giống sao được, đây là tòa lâu đài cổ mà.
 Thầy Việt Thái giải thích:
 - Cái gì càng cổ xưa càng có giá trị các em à.
 Nguyệt Thư mỉm cười:
 - Em tưởng tòa lâu đài chỉ có trong truyện cổ tích, ai ngờ cũng có thật nơi đây.
 Duy Bảo pha trò:
 - Đây là cung điện của vua Nguyễn, mỗi khi hoàng đế vào tham quan du lịch Đà Lạt có chỗ ngự đấy.
 Tịnh Đoan cất giọng Huế ngay:
 - Răng mà Báo tưởng tượng hay rứa!
 Duy Bảo cười chọc:
 - Có đúng không hỉ, Tịnh Đoan?
 - Không đúng, hì…
 Nhóm sinh viên được bố trí ở hai phòng cạnh nhau. Thiên Tùng dặn dò đám con gái:
 - Các bà có sự cố gì thì đánh trống gõ mõ, thổi tù và la làng báo cho tụi tui biết nha.
 Tố Mẫn thắc mắc:
 - Sao lại đánh trống gõ mõ?
 Thiên Tùng hóm hỉnh:
 - Mình đang sống trong nhạc viện cổ thì xài đồ cổ để truyền thống.
 Nguyệt Thư nhận định:
 - Ở đây không có trống mõ, tù và cho ông đánh và thổi đâu.
 Thiên Tùng gãi đầu cười:
 - Chắc chắn có nhạc cụ cổ mình thực tập đó.
 - Tất nhiên rồi! Nhạc viện cổ mà.
 Cả bọn lục đục sắp xếp chỗ ở, chuẩn bị cho những ngày thực tập sắp tới. Buổi tối, thông reo ầm vang từ xa. Giờ vù vù thổi lại. Đêm đen làm cho nhạc viện như chìm trong sự cô tịch, vắng vẻ. Nguyệt Thư đứng nơi cửa sổ nhìn ra. Bóng tối phủ giăng khắp sườn đồi. Một cơn gió rít qua lạnh buốt. Nguyệt Thư co rúm người lại than thở:
 - Tại sao lên cao nguyên Lâm Đồng thực tập mà thầy không báo cho bọn mình biết để chuẩn bị áo len? Giờ lạnh thấu xương biết làm sao.
 Tố Mẫn tỉnh bơ:
 - Thì chịu lạnh chứ biết sao.
 Gió lại rít lên nữa. Hàng thông reo mà tưởng chừng tiếng hú dài trong đêm vắng.
 Tịnh Đoan rùng mình:
 - Ở đây vắng vẻ quá hỉ?
 Có cái gì đó khiến cho Nguyệt Thư, Tịnh Đoan, Tố Mẫn thấy sờ sợ. Không ai bảo ai, cả ba đều muốn sang phòng các bạn nam.
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_38
Phan_39
Phan_40
Phan_41
Phan_42
Phan_43
Phan_44
Phan_45
Phan_46
Phan_47
Phan_48
Phan_49
Phan_50
Phan_51
Phan Gioi Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .
Duck hunt